Logo: Empowering the differently able persons
Jump to Content

Photo Ms. Nguyen Bich Thuy
Vietnamese translation by Ms. Nguyen Bich Thuy

Index Trang

Mục lục

Select a different Langauge

Trang # 1

LỜI NÓI ĐẦU

Tháng 11 – 2007, vị Chủ tịch của chúng tôi đã nhận được lời mời từ các nhà tổ chức “Hội nghị quốc tế về Du lịch tiếp cận” nhằm trình bày về những trải nghiệm của ông, một người khiếm thính, khi đi du lịch. Hội nghị này được Bộ Du lịch và Thể thao, Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người, Toà thị chính Bangkok, Uỷ ban Kinh tế và Xã hội của LHQ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đồng tổ chức ở Trung tâm Hội nghị của LHQ (UNCC) tại Bangkok, Thailand.

Tại hội nghị, ông đã trình bày về “Du lịch tiếp cận từ góc độ của người điếc và người có khó khăn về nghe”. Cuốn sách nhỏ này là phiên bản mới có bổ sung của bài trình bày đó.

Nhu cầu của người khiếm thính hầu như bị lãng quên trong phong trào người khuyết tật. Và, rất tiếc là những người có khó khăn về nghe hầu như không được nhận dạng trong phong trào này. Hy vọng rằng cuốn sách nhỏ này sẽ nâng cao hiểu hiết về nhu cầu của người điếc và người có khó khăn về nghe, không chỉ trong những lĩnh vực công cộng và du lịch, mà cả trong chính phong trào người khuyết tật.

Chúng tôi không bảo lưu quyền tác giả. Ban có thể sao chép hoặc chia sẻ thông tin sau khi trả một khoản tiền hợp lý cho tác giả và tổ chức (DANISHKADAH).

back to top

Trang # 2

Giới thiệu về tác giả

 Photo of Author Muhammad Akram là người Pakistan và là người điếc. Ông tham gia công nghệ thông tin (IT) kể từ 1992. Vào năm 2000, ông bắt đầu hỗ trợ người khuyết tật (PWDs). Bởi vì bản thân là người điếc, ông hiểu rõ về những vấn đề và rào cản mà cộng đồng người điếc gặp phải.

Ông đã làm việc với người điếc và những người khuyết tật khác trong 7 năm qua. Ông thường xuyên đi lại và đã tới thăm 9 quốc gia ở Châu Á, Trung Đông và Châu Âu. Ông tham dự nhiều hội thảo, hội nghị quốc gia và quốc tế. Ông hỗ trợ tình nguyện cho nhiều tổ chức của người khuyết tật ở địa phương và quốc tế.

Trong năm 2004 ông đi làm tình nguyện viên ở Indonesia. Năm 2005 ông đã được Trung tâm phát triển người khuyết tật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chọn tham dự khoá học về “Mạng thông tin tiếp cận và tạo lập mạng lưới dựa vào mạng thông tin". Năm 2006, ông lại được chọn tham gia khoá nâng cao và có cơ hội trình bày tại một hội thảo của UN ESCAP. Năm 2007 ông được chọn tham dự một khoá học về lãnh đạo của Liên đoàn quốc tế những thanh niên có khó khăn về nghe dưới sự hợp tác với Uỷ ban Châu Âu. Hiện nay ông đang đẩy mạnh tiếp cận thông tin dành cho người khuyết tật ở Pakistan và đồng thời viết một cuôn sách về đề tài này.

Năm 2006, ông thành lập tổ chức riêng mang tên là "Danishkadah" và hiện đang làm việc để thành lập “Công viên kiến thức” nhằm nâng cao năng lực của người khuyết tật và người khiếm thính bằng sức mạnh của Công nghệ thông tin.

Các tổ chức ông đang làm việc:

Chủ tịch sáng lập - Danishkadah - (Pakistan)

Đồng chủ tịch - Diễn đàn khuyết tật của người Sindh - (Pakistan)

Trợ lý giám đốc - Tổ chức quốc tế những người bạn khiếm thính - (USA)

Cố vấn & Điều phối viên đặc biệt dự án Hội người khiếm thính Pakistan (PAD)

Tình nguyện viên - Matahariku - (Indonesia)

Tình nguyện viên - Hội trợ giúp du lịch dành cho người điếc Philippines (Philippines)

Tình nguyên viên – Trung tâm nguồn chăm sóc (Philippines)

Đồng thời làm việc cho DPI-Pakistan với tư cách là Thư ký thông tin trong 1 năm

back to top

Trang # 3

1. Rào cản tại các Đại sứ quán/ Tổng Lãnh sự

CÁc du khách thường phải đến các Đại sứ quán để làm các thủ tục xin visa hoặc lấy thông tin. Do vậy, đối với các du khách là người nước ngoài, sự tiếp cận ở các Đại sứ quán / Tổng lãnh sự là rất quan trọng.

1.1 Cửa sổ sẫm màu

Ở nước tôi, tôi đã gặp các rào cản về giao tiếp tại ít nhất hai Đại sứ quán bởi vì họ có “các cửa sổ sẫm màu” ở bàn tiếp tân. Do chúng tôi không thể nhìn thấy người ở phía bên kia cửa sổ, chúng tôi không thể đọc hình miệng và nhìn thấy ngôn ngữ hình thể. Đây là một vấn đề lớn đối người điếc và người có khó khăn về nghe.

Chúng ta có thể làm gi?

Chúng tôi hiểu về vấn đề an ninh và các quan chức Đại sứ quán thường là những người tốt và có tinh thần hợp tác. Tuy vậy, vấn đề là ở cấp độ của các nhân viên thường. Do vậy, chúng tôi đề nghị có sự hướng dẫn cho các nhân viên.

1.2 thêm tiền nếu bạn là người khiếm thính!

Vấn đề thứ 2 là do nhiều đại sứ quán chỉ đặt ở các thủ đô, cho nên khi những người khiếm thính đến thủ đô để làm thủ tục visa, họ cũng phải mang theo người phiên dịch. Điều này đã đặt thêm gánh nặng cho người khiếm thính bởi vì họ không chỉ phải mua vé tàu/máy bay cho người phiên dịch mà còn phải lo chi trả tiền ăn ở cho những người này

Chúng ta có thể làm gì?

Tất nhiên, Chính phủ cần cung cấp dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu miễn phí cho người khiếm thính, hoặc các đại sứ quán cần gọi các phiên dịch viên này đến và trả chi phí cho họ. Đồng thời, các hội cấp quốc gia của người điếc / có khó khăn về nghe cũng nên cố gắng thiết lập các dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.

back to top

Trang # 4

image or airplane

2. Rào cản trong các chuyến bay

2.1 Hướng dẫn về an toàn

An toàn là điều đầu tiên và tất cả hãng hàng không đều có hướng dẫn về an toàn trên máy bay. Nhiều người trong số chúng ta không chú ý lắm tới những hướng dẫn này, nhưng đây là những điều cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

Mặc dù có những hướng dẫn về an toàn được in sẵn trên các máy bay, tôi tin rằng nhiều người khiếm thính không hiểu những hướng dẫn này bởi vì ngôn ngữ của họ là ký hiệu chứ không phải là ngôn ngữ lời nói. Do vậy, việc đưa ra những hướng dẫn về an toàn bằng ngôn ngữ ký hiệu là cần thiết.

Chúng ta có thể làm gì?

Cần có các băng video sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để hướng dẫn về an toàn trên máy bay. Tôi vui mừng nói với các bạn rằng tại một số hãng hàng không đã có những hướng dẫn về an toàn trên máy bay có sử dụng ngôn ngữ ký hiệu (trong băng video). Nhưng hầu hết các hãng hàng không còn chưa thực hiện điều này.

Bản thân tôi tin rằng Hội hàng không quốc tế (IATA) có thể làm những hướng dẫn này bằng Ngôn ngữ ký hiệu quốc tế với sự trợ giúp của Hiệp hội người khiếm thính thế giới (WFD). Đồng thời "IATA" và các chính phủ cần có những chính sách / luật về vấn đề này để bảo vệ an toàn cho người khiếm thính.

2.2 Những giải trí trong những chuyến bay

Khi chuẩn bị bài phát biểu này, tôi đã nói chuyện với những người bạn có khó khăn về nghe là Karina (Chủ tịch của IFHOHYP ) và Christi Menheere đến từ Hà Lan. Những người có khó khăn về nghe phụ thuộc vào thính lực còn lại và sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai. Điều họ cần là những tiếng nói rõ ràng mà không có âm thanh nền để có thể hiểu rõ. Christi nhận xét rằng “Trong các tàu bay đường dài có gắn một TV nhỏ ngay trước chỗ ngồi. Nhưng nó không có tác dụng với hệ thống loop”. Các hãng hàng không có thể làm cho các hành khách có khó khăn về nghe thấy thoải mái hơn bằng cách sử dụng các phim video có phụ đề và một hệ thống loop.

Chúng ta có thể làm gì?

Làm phụ đề cho phim là điều cần thiết. Đây là trách nhiệm của những nhà sản xuất phim. Các hãng hàng không có thể yêu cầu làm phụ đề phim cho các hành khách có khó khăn về nghe của họ.

Tôi đã nói chuyện với Tiến sĩ Neil Bauman từ Trung tâm hỗ trợ người mất thính lực về các hệ thống loop trên các chuyến bay. Ông nói: “Giải pháp dễ dàng nhất cho vấn đề này là dùng neck-loop. Chỉ cần cắm neck-loop vào tai nghe, bật T-coils ở máy trợ thính lên và lắng nghe tiếng đập của trái tim mình.” Theo ông, không ít người có khó khăn về nghe hiểu về các dụng cụ hỗ trợ giúp họ nghe tốt hơn. Và không phải lúc nào cũng có những người có thể giúp họ nghe tốt hơn. Đôi khi mọi người cần phải làm những điều mà họ có thể làm cho chính bản thân họ - và mua một neck-loop cũng không đắt hơn mua những đường dẫn âm nhạc.

1 Hiệp hội quốc tế những người có khó khăn về nghe

Điều này nhắc nhở tôi rằng chúng ta không nên chỉ biết phàn nàn. Chúng ta cũng cần tìm kiếm những giải pháp có sẵn. Hội người khuyết tật (DPO) và các tổ chức khác cần đào tạo cho người khuyết tật về các phương tiện hỗ trợ và các giải pháp đã sẵn có.

back to top

Trang # 5

3. Các rào cản trên đường bộ

3.1 Những trải nghiệm tiêu cực ở các nhà ga tàu hoả

Từ khi tôi tham gia các hoạt động với những người khuyết tật, tôi thường xuyên đi lại bằng tàu hoả. Điều đó tạo ra tâm trạng thất vọng vì không có hệ thống màn hình ở các nhà ga. Lần gần đây nhất tôi tới thăm một tổ chức của người điếc, chuyến tàu chuyến trở về bị chậm. Tôi đã không thể đợi và nghỉ ngơi trong một phòng nghỉ bởi vì tôi sợ lỡ tàu do không nghe được thông báo trên loa và không có thông tin về thời gian tàu đến. Vì vậy, tôi đã ngồi đợi tàu ở sân ga đến 3 tiếng đồng hồ trong khi có thể nghỉ ngơi trong một phòng nghỉ.

3.2 2 Những trải nghiệm ở nước ngoài (trên xe buýt)

photo of a bus Tôi đã ra nước ngoài và để tiết kiệm tiền, tôi quyết định sử dụng xe buýt. Tôi đã biết nơi tôi ở, nơi tôi đến và số xe buýt cần đi.

Vấn đề đầu tiên tôi gặp phải khi lên xe là tôi chẳng biết phải trả bao nhiêu tiền cho người lái xe. Tôi đã cố chỉ cho người lái xe chỗ tôi cần đến trên bản đồ và bảo với anh ta rằng tôi là người điếc. Tôi yêu cầu anh ta cho tôi biết tôi phải trả bao nhiêu tiền, nhưng người lái xe rất thiếu kiên nhẫn và anh ta không muốn thử giúp đỡ. Điều đó làm cho tôi cảm thấy thật là tệ vì mình là người điếc. Nhận ra tình hình, một hành khách bên cạnh tôi đã nhặt 1 vài đồng xu trong lòng bàn tay tôi và đút vào máy bán vé.

Tôi ngồi xuống ghế, nhưng một vấn đề khác lại đang đợi tôi. Vì đây là lần đầu tiên tôi tới thành phố này, tôi không thể nhận biết bến cần xuống. Mỗi lần xe dừng, tôi lại nghĩ “Tôi đang ở đâu đây? Đây có phải là bến tôi cần xuống không? Điều đó làm tôi chẳng thấy thoải mái chút nào.

3.3 Trải nghiệm tích cực

photo showing visual signals system in hongkong trains

Sau những kinh nghiệm tiêu cực như vậy, tôi đã tránh không đi lại một mình trên xe buýt hay tàu hoả ở nước ngoài. Nhưng năm ngoái tôi ở HongKong và đi lại nhiều lần trên tàu nội đô mà không gặp trở ngại nào. Họ có một hệ thống hiển thị rất rõ ràng trong tàu hoả cho biết chúng ta đang đi đâu, hướng nào và ga tàu sắp tới là gì. Hệ thống hiển thị đó đã giúp tôi rất nhiều và tôi đề nghị các xe buýt, các tàu hoà cần lắp đặt hệ thống này.

back to top

Trang # 6

4. Rào cản ở nơi lưu trú

Photo of Miss Miles Mutia in laxury lodging in Philippines

4.1 An toàn và Tiếp cận

Các khách sạn và nhà nghỉ là mối quan tâm lớn trong du lịch tiếp cận. “Liệu tôi có được an toàn trong phòng khách sạn này không? Là một người điếc, câu hỏi này thường dấy lên trong đầu tôi, nhất là sau trận động đất và Sóng thần. Thành thật mà nói, trong trường hợp khẩn cấp, người điếc không an toàn khi ở trong phòng khách sạn. Không có hệ thống báo động cho người điếc. Và dường như không có một ai quan tâm nghiêm túc tới vấn đề nguy hiểm này

Một vấn đề khác là không có chuông báo bằng hình ảnh trong phóng khách sạn. Điều này gây ra rào cản cho người điếc. Vào năm 2004, tôi ở Malaysia. Có một người bạn đưa tôi đi chơi dạo quanh thành phố. Khi đến, anh ấy đã gõ cửa. Nhưng vì là một người điếc tôi không thể nghe được tiếng chuông cũng như tiễng gõ cửa. Anh ấy phải gọi an ninh giúp đưa tôi ra khỏi phòng (cười).

Chúng ta có thể làm gì?

Giải pháp rất đơn giản, dễ làm và rẻ tiền. Chuông báo bằng hình ảnh và máy rung có bán sẵn trên thị trường. Thậm chí có thể dễ dàng làm một hệ thống không dây và sử dụng trong những phòng có khách là người khiếm thính. Chúng ta cần một sự quan tâm nghiêm túc từ phía ngành khách sạn và từ Chính phủ (thông qua luật / chính sách).

4.2 Rào cản về giao tiếp tại nơi lưu trú

Trong các khách sạn luôn luôn có dịch vụ điện thoại nội bộ cho phép bạn gọi tới bàn lễ tân và các phòng khác. Nhưng người khiếm thính không thể sử dụng dịch vụ này. Nếu cần gì họ phải đến quầy lễ tân. Nếu họ cần liên lạc với một người bạn ở phòng khác, họ phải tới phòng đó.

Chúng ta có thể làm gì?

Ngày nay, điện thoại có thể hiển thị tin nhắn bằng chữ có bán sẵn trên thị trường. Dịch vụ điện thoại không dây có thể hiển thị tin nhắn bằng chữ có sẵn ở nước tôi với giá chỉ 32 đôla và cho phép gửi tin nhắn MIỄN PHÍ. Các khách sạn có thể mua một vài chiếc điện thoại cầm tay như thế này để các khách trọ là người khiếm thính sử dụng.

back to top

Trang # 7

5. Đó có phải là "HALAL"

Điểm cuối cùng này không liên quan trực tiếp tới khuyết tật, nhưng nó cũng là một điểm quan trọng khi nói về du lịch. Có những cái thích và không thích, hoặc hạn chế về ăn uống, giống như “Halal” 2 , “Kosher” 3 và ăn chay.

Là một người theo đạo Hồi, tôi phải đảm bảo rằng thứ tôi ăn là “HALAL”. Đây là một vấn đề lớn đối với tôi khi ra nước ngoài. Ví dụ, một món ăn nào đó có thể là HALAL, nhưng nếu tôi không thể biết rõ về thành phần, thì tôi không thể ăn món đó. Có lẽ những người đang theo chế độ ăn kiêng cũng gặp những vấn đề tương tự

Chúng ta có thể làm gì?

Hầu hết các thức ăn là "HALAL". Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn phải xem xét thành phần trước khi ăn. Nếu món ăn đó được gắn mác là “Halal”, nó có thể làm cho chúng tôi thư giãn. Chúng tôi chỉ cần xem cái mác đó thay cho việc nghiên cứu các nguyên liệu sử dụng cho món ăn. Điều này cũng có lợi cho ngành thực phẩm vì làm tăng sản lượng bán ra.

2HALAL: việc giết thịt súc vật theo giới luật Hồi giáo.
3KOSHER: chế độ ăn kiêng

back to top

Trang # 8

Kiến nghị

Khi tôi tới Indonesia, tôi không biết có một quầy dành riêng cho người khuyết tật ở sân bay, bởi vậy tôi đã không thể tận dụng được dịch vụ này. Tương tự, ở một số nước có thể có những khách sạn tiện lợi cho người khuyết tật, nhưng các du khách không biết tới thông tin này. Với lý do như vậy, tôi đề xuất một “Cổng du lịch tiếp cận”. Mặt dù đã có một vài website, chúng ta có thể tập trung vào các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu ai trong số các bạn muốn thực hiện đề xuất này, Danishkadh sẽ hỗ trợ bằng bất cứ khả năng nào và bất cứ điều gì có thể.

photo of 3 doves flying around the globe each taged with Love, Peace and Friendship

back to top

decoration line
HOPE is the DOOR of STRUGGLE that eventually bring SUCCESS (Akram)
decoration line

Valid XHTML 1.0 Transitional Valid CSS!